[Discovery] Sợi tiêu huỷ sinh học cứng như thép làm bằng cellulose từ gỗ

Cellulose_01. ​

Một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại viện công nghệ hoàng gia KTH, Stockholm, Thuỵ Điển mới đây đã phát triển một phương pháp khiến các sợi cellulose trở nên cứng như thép về tỉ lệ độ cứng/trọng lượng. Nhóm nghiên cứu từ trung tâm khoa học về gỗ Wallenberg (WWSC) thuộc KTH cho rằng loại sợi mới này có thể được sử dụng như một vật liệu tự tiêu sinh học thay thế cho nhiều vật liệu dạng sợi khác được chế tạo từ các chất bền như sợi thuỷ tinh, nhựa và kim loại. Tất cả những gì cần để chế tạo sợi cellulose theo nhóm nghiên cứu là nước, cellulose gỗ và muối ăn thông thường.

Để tạo ra vật liệu, nhóm nghiên cứu đã lấy từng sợi cellulose và bóc tách thành các sợi thành phần (thớ sợi). Sau đó, họ tiến hành phân chia và ép các thớ sợi này bằng một kỹ thuật đặc biệt để tạo ra các bó sợi cứng hơn so với sợi ban đầu. Phương pháp này không mới và từng được áp dụng để gia cường các vật liệu tổng hợp, tuy nhiên, việc tái kết hợp các thớ sợi thành một sợi siêu cứng vẫn chưa thể đạt được trong các nghiên cứu trước đây và thành quả của KTH có thể xem là một phát hiện mới trong lĩnh vực nghiên cứu này.

Fredrik Lundell – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã lấy các thớ sợi từ sợi cellulose tự nhiên sau đó ghép các thớ sợi trở lại, tạo thành một bó sợi rất cứng. Mỗi bó sợi dày từ 10 đến 20 micron, tương đương với một sợi tóc người.”

Cellulose_02.

Nhóm nghiên cứu đã chế tạo một chiếc máy đúc ép tỉ lệ nhỏ để tập hợp các thớ sợi sau khi chúng được trộn với nước và Natri Clorua (muối ăn). Bằng việc điều chỉnh áp suất ép cẩn thận, nhóm nghiên cứu đã có thể tạo ra các bó sợi bền, liên tục từ các thớ sợi. Trong quy trình này, họ cũng đã khéo léo điều chỉnh các góc tiếp xúc của thớ sợi để xác định độ bền và độ cứng của sợi. Nếu các thớ sợi được xếp song song với nhau, vật liệu sẽ rất cứng và không có tính dẻo. Ngược lại, nếu các thớ sợi được kết hợp tại nhiều góc tiếp xúc với nhau, vật liệu sẽ dẻo hơn và dễ uốn hơn.

Kết quả là các thớ sợi có thể được dùng để tạo ra không chỉ các bó sợi cứng như thép mà còn là các bó sợi dẻo với các thớ sợi được bện vào nhau. Từ đây, cellulose từ gỗ có thể thay thế cotton trong vải dệt hay thậm chí được dùng thay cho các sợi thuỷ tinh để chế tạo vỏ tàu thuyền hoặc xe hơi. Do vật liệu vẫn giữ nguyên đặc tính của cellulose nên có vẫn có thể phân huỷ sinh học như gỗ.

“Nghiên cứu của chúng tôi có thể hướng tới một loại vật liệu xây dựng mới có thể được áp dụng rộng rãi, thay cho sợi thuỷ tinh. Thử thách mà chúng tôi đang đối mặt hiện tại là tìm cách tăng quy mô sản xuất. Chúng tôi phải làm sao tạo ra được nhiều sợi dài cùng lúc để tăng tốc quy trình này. Tuy vậy, chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi biết nên làm gì và chặng đường phía trước vẫn còn dài.”

Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hợp tác với trung tâm giá tốc đồng bộ điện tử DESY tại Hamburg, Đức. Báo cáo về nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Nguồn: KTH

[Discovery] Cùng xem quy trình sản xuất chiếc siêu xe hybrid BMW i8

1.
Những chiếc siêu xe hybrid i8 của hãng xe xứ Bavaria đã đến tay những khách hàng đầu tiên. Với kiểu dáng độc đáo kết giao cùng những tinh hoa công nghệ tiên tiến, chiếc xe này xứng đáng là một tuyệt tác trong ngành công nghiệp ô-tô ngày nay. Vậy BMW đã cho ra đời những kiệt tác như thế nào? Những đoạn phim tiếp theo về quy trình sản xuất chiếc siêu xe hybrid i8 sẽ khiến các bạn được mãn nhãn.

Trong đoạn phim đầu tiên có tựa đề “Body Shop”, chúng ta sẽ được xem công đoạn BMW tạo nên phần thân xe hoàn toàn từ các bộ phận sử dụng vật liệu carbon (Carbon Fibre Reinforced Plastic – CFRP) mà họ gọi là Life Module. Bên cạnh đó, các bộ phận đều được dán với nhau thông qua một loại keo đặc biệt. Họ cũng sử dụng các cánh tay robot được lập trình để ghép nối các module thân xe với độ chính xác cao.

Công đoạn tiếp theo là lắp ráp các chi tiết nội và ngoại thất vào phần thân xe carbon có sẵn. Ở bước này, chúng ta mới bắt đầu thấy xuất hiện của bàn tay con người cũng như các loại ốc vít. Công nhân đi dây ngầm trong phần nội thất và bố trí bộ pin, động cơ điện, hộp số, hệ thống treo, thắng lên một khung gầm nhôm. Phần cuối đoạn phim, phần thân xe sẽ được gá vào phần khung gầm hoàn chỉnh.

Tiếp đến là phần hoàn thiện các chi tiết còn lại bao gồm: lắp đèn pha, bánh xe, nắp ca-pô và lô-gô.

Sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, chiếc siêu xe hybrid i8 sẽ di chuyển đến khu chạy dyno để kiểm tra công suất có khớp với những thông số kỹ thuật được hãng công bố hay không.

Cuối cùng, chiếc xe sẽ được kiểm tra nước sơn và đánh bóng một lần nữa trước khi lăn bánh ra khỏi dây chuyền sản xuất tại nhà máy Leipzig của BMW.

[Technology] NASA tiết lộ thiết kế mới nhất của tàu vũ trụ Warp Drive có thể đạt vận tốc nhanh hơn ánh sáng

phi_thuyen_khong_gian. ​

Hồi năm 2012, Harold White, nhà vật lý học làm việc tại NASA, từng tiết lộ thông tin về dự án phát triển tàu không gian sử dụng động cơ Warp Drive chuyển động bằng cách làm biến dạng không gian nhằm đạt được vận tốc nhanh hơn cả ánh sáng. Và mới đây, đội ngũ nghiên cứu của White cùng các nhà thiết kế đã chính thức công bố những hình ảnh cụ thể của con tàu không gian mà theo ông, có thể bay đến hệ thống sao Alpha Centauri cách Trái Đất 4,3 năm ánh sáng chỉ trong thời gian 2 tuần.

Theo chia sẻ của White, ý tưởng tàu không gian dựa trên lý thuyết làm biến dạng không – thời gian do nhà vật lý học Miguel Alcubierre đề xuất vào năm 1994. Theo lý thuyết này, một thiết bị mang tên Warp Drive có nhiệm vụ tạo ra từ trường mang năng lượng âm nhằm làm thời gian – không gian ở cả phía trước và phía sau con tàu bị nén lại hoặc giãn ra, từ đó tạo nên một cái bọt. Và con tàu không gian sẽ cưỡi trên cái bọt như đang lướt sóng trong vũ trụ. Quá trình này mô phỏng lại diễn biến của vụ nổ Big Bang khiến cho vật chất di chuyển với tốc độ nhanh hơn cả ánh sáng.

be_cong_khong_thoi_gian_2. ​

Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ Michio Kaku gọi mô hình của Alcubierre chính là “hộ chiếu để đi vào không gian”. Nếu thành công, Warp Drive có thể uốn cong thời gian và không gian, mở ra triển vọng thực hiện những chuyến du hành liên sao giúp con người khám phá vũ trụ dễ dàng hơn. Theo ước tính của White, con tàu có thể bay đến hệ thống sao đôi Alpha Centauri trong vòng 2 tuần mặc dù cách Trái Đất tới hơn 4,3 năm ánh sáng. Về cơ bản, dù con tàu không sử dụng động cơ phản lực, nhưng phi hành gia bên trong con tàu vẫn cảm nhận được sự chuyển động mặc dù không hề có gia tốc được tạo ra.

White cho biết: “Nên nhớ rằng, không một vật thể cục bộ nào có thể vượt quá vận tốc ánh sáng, nhưng không gian thì có thể có giãn ra hoặc co lại ở bất cứ tốc độ nào. Dù vậy, không – thời gian thật sự “cứng”, do đó, để tạo nên sự co giãn đủ để đưa con tàu chúng ta di chuyển liên hành tinh cần phải dùng một nguồn năng lượng rất lớn. Tuy nhiên, dựa trên phân tích của tôi trong suốt 18 tháng qua, chìa khóa của vấn đề nằm ở cấu trúc hình học của hệ thống Warp Drive.”

phi_thuyen_khong_gian_2. ​

Ông tiết lộ thêm rằng: “Tôi chợt nhận ra rằng nếu bạn tạo nên một chiếc vòng có hình dạng như bánh donut bao quanh thân con tàu. Chuyển động dọc của chiếc vòng sẽ tạo ra lượng năng lượng âm cần thiết để hình thành nên cái bọt. Thiết kế nói trên có thể giảm đáng kế lượng năng lượng cần thiết và ý tưởng cũng tiến gần tới thực tế hơn.” Theo White, mức năng lượng mà con tàu của ông sử dụng thậm chí còn ít hơn so với tàu vũ trụ Voyager 1.

Trong một thử nghiệm, nhóm nghiên cứu của White đã tạo nên mô hình chiếc vòng với các tụ điện trong phòng thí nghiệm và cung cấp điện thế lên tới hàng chục ngàn volt. Những gì mà nhóm nghiên cứu quan sát được chính là thế năng vô cùng lớn và chuyển động màu xanh tương tự như ánh đèn.

Cho tới hiện nay, những gì mà các nhà nghiên cứu tại NASA đạt được mới chỉ là những thí nghiệm dựa trên lý thuyết. Các nhà vật lý vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để các giả thuyết có thể tiệm cận với thực tế hơn. Dù vậy, hy vọng rằng nghiên cứu sẽ sớm đạt được thành công trong thực tế và giấc mơ khám phá vũ trụ của con người sẽ hoàn toàn khả thi trong tương lai.

Nhà vật lý học White đang trình bày về thiết kế mới của tàu không gian Wrap Drive (Từ 41:48)

[Discovery] Những khả năng khó tin của các loài sinh vật dưới nước

Tóm tắt bài viết:

– Đại dương luôn ẩn chứa những loài vật rất kỳ lạ, với những khả năng đặc biệt.
– Có những loài vật dưới nước có khả năng nuốt chửng con mồi lớn gấp 2 lần nó hay đặc biệt hơn có loài có thể tự mọc lại đầu sau khi bị đứt, thậm chí có loài còn có khả năng hóa thành chất lỏng.


Con người có nhiều tài năng đặc biệt, tuy nhiên hầu hết những gì chúng ta có thể làm đều dựa vào đôi tay và trí óc của bản thân mình. Điều đó cũng có nghĩa rằng có những việc chúng ta sẽ không thể tự làm, ví như tự trói chính mình, hóa lỏng cơ thể để chui qua một không gian nhỏ hẹp, hay nuốt một vật có kích thước lớn gấp 2 lần cơ thể. Một sự thật đáng ngạc nhiên là một số sinh vật dưới nướctrong danh sách dưới đây lại có những khả năng này.

10. Cá Black Swallower có thể nuốt chửng con mồi lớn hơn chính nó

Loài cá Black Swallower có nhiều đặc điểm khiến một vài loài cá biển khác phải kinh hãi, ví như đôi mắt đen lồi và hàm răng ghê sợ. Tuy nhiên, lý do thật sự ở đây chính là khả năng nuốt chửng những con mồi có kích thước lớn hơn cả cơ thể chúng. Khi Black Swallower tìm thấy một con mồi, nó sẽ phóng ra, chộp lấy và ngấu nghiến dần dần con mồi cho đến khi nuốt gọn nó trong dạ dày.

Những khả năng khó tin của các loài sinh vật dưới nước

Black Swallower là loài ăn tạp, nó có thể nuốt chửng một con mồi có chiều dài dài gấp hai lần và khối lượng gấp mười lần nó. Dạ dày của nó là một túi da mờ, vì vậy chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ con mồi bên trong và cách chúng tiêu hóa thức ăn. Thời gian tiêu hóa thức ăn của loài cá này khá lâu do kích thước con mồi của chúng rất lớn, chúng sẽ phải đợi cho đến khi con mồi đó phân hủy thì mới có thể thưởng thức bữa ăn tiếp theo.

9. Sên biển có khả năng quang hợp như cây

Sên biển – Elysia chlorotica có một khả năng khác biệt với tất cả các loài động vật khác, nó có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp giống như các loài thực vật. Chúng lấy chất diệp lục từ tảo và tổng hợp vào trong các tế bào của mình. Điều này khiến cho sên biển có một màu xanh lá cây đặc biệt và chúng còn được gọi là “những chiếc lá thu thập thức ăn”.

2 - sên biển

Bên cạnh khả năng vô cùng đặc biệt đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng sên biển có thể di chuyển trong bóng tối trong thời gian dài mà không cần ăn. Điều đó chứng tỏ rằng quá trình quang hợp có thể không phải là cách duy nhất giúp chúng tồn tại. Tuy nhiên, khả năng quang hợp của chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp năng lượng, cho đến nay vẫn chưa có loài động vật nào có khả năng như vậy.

8. Giun Planarian có thể mọc lại đầu sau khi bị đứt

Planarians là một loại giun dẹp nước ngọt, chúng có khả năng tái sinh tuyệt vời. Nếu bạn chặt mất đầu của một con giun planarians, thì nó vẫn sẽ có thể mọc ra một chiếc đầu mới với chức năng tương tự và hoạt động bình thường. Đó là một khả năng vô cùng đặc biệt, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên hơn, đó là chiếc đầu mới của nó còn có được tất cả những kí ức của chiếc đầu cũ.

Những khả năng khó tin của các loài sinh vật dưới nước

Kết quả này có được bằng cách, các nhà khoa học đã đào tạo một số giun dẹp có khả năng chịu đựng được ánh sáng (trong khi các con khác luôn lẩn tránh ánh sáng), rồi sau đó cắt bỏ đầu của nó. Hai tuần sau, số giun đó đã tái sinh những chiếc đầu mới và vẫn giữ được khả năng chịu đựng ánh sáng. Các nhà nghiên cứu chưa thể lý giải được khả năng đặc biệt này. Có thể là một sự thay đổi ADN, hoặc do chức năng của một cơ chế mà các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện ra.

Một nhóm nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng một tế bào đơn có khả năng tái sinh toàn bộ cơ thể mới. Họ bắn một con giun dẹp bằng bức xạ cho đến khi các mô của nó bị phá hủy và các tế bào của nó đã không còn có thể phân chia đúng cách. Sau đó, họ tiêm một tế bào đơn từ ​​một con trưởng thành khác và con giun đó lại có thể tự tái tạo các bộ phận bị phá hủy của mình. Điều này cho thấy rằng các tế bào gốc trưởng thành trong giun dẹp có thể phát triển thành bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể. Không giống như các tế bào gốc của con người, chỉ quy định một số bộ phận nhất định.

7. Cá Hagfish có thể tự “thắt nút”

Cá Hangfish có một kỹ năng đặc biệt được sử dụng trong lúc săn mồi và thoát khỏi nguy hiểm, đó là kỹ năng tự “thắt nút” cơ thể của mình.Thức ăn ưa thích của cá hagfish là những con cá nhỏ thường sống trong hang. Khi săn mồi, cá hagfish sẽ tìm những cái hang này, sau đó lao vào và tóm gọn con mồi ở bên trong. Tuy nhiên để con mồi không thể thoát ra khỏi cái hang, cá hagfish có thể làm cơ thể của mình tự thắt nút và bịt kín miệng hang bằng nút thắt đó.

Những khả năng khó tin của các loài sinh vật dưới nước

Cơ thể loài cá này thường tiết ra một chất nhờn đặc biệt giúp chúng có thể thoát thân khi gặp nguy hiểm. Tuy nhiên ngoài việc sử dụng chất nhờn, chúng còn tận dụng kỹ năng thắt nút để thoát thân. Khi bị tóm bởi kẻ thù, chúng tự thắt nút phần thân còn tự do, sau đo di chuyển phần nút thắt xuống phần cơ thể bị tóm và đẩy cơ thể thoát ra.

6. Hải sâm có thể tự hóa lỏng

Có thể các bạn đã biết hải sâm có một cơ chế bảo vệ đặc biệt. Chúng có thể phóng ruột về phía kẻ thù và sau đó vẫn tái sinh lại được. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng còn có khả năng khó tin khác nữa – một cơ chế phòng thủ riêng biệt – đó là chúng có thể hóa lỏng cơ thể. Về cơ bản, chúng có thể phá vỡ các liên kết giữa các tế bào với nhau và biến cơ thể thành một chất lỏng đúng nghĩa (tuy nhiên cơ thể chúng không bị tách rời thành nhiều phần).

4 - dưa chuột biển

Với trạng thái đặc biệt này, chúng có thể dễ dang chui vào những nơi ẩn nấp như các hốc đá nhỏ để trốn kẻ thù. Khi đã cảm thấy an toàn, chúng có thể tái tạo lại các liên kết và khiến cơ thể trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên khả năng đặc biệt này của loài hải sâm có thể khiến nó bị chết nếu giữ ở trạng thái hóa lỏng quá lâu.

(Còn tiếp…)

Tham khảo: Listverse

[Discovery] Các nhà nghiên cứu mô phỏng thành công dạng đột biến tự nhiên mở ra triển vọng lớn điều trị HIV

thuoc_chua_hiv. ​

Trong một nghiên cứu mới đầy hứa hẹn, nhóm các nhà khoa học tại Đại học California đã chỉnh sửa thành công bộ gen trên tế bào gốc nhằm mô phỏng đột biến tự nhiên loại hiếm có tác dụng kích hoạt cơ chế đề kháng của cơ thể chống lại virus HIV. Nếu các tế bào đột biến được cấy vào cơ thể bệnh nhân một cách an toàn, các nhà nghiên cứu tin rằng cách tiếp cận trên có thể tạo nên một phương pháp điều trị HIV hoàn toàn khả thi. Công trình nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ số đăng vừa qua.

Cách đây vài tuần, 1 tin tức chấn động giới y học đã được công bố: Timothy Ray Brown, một bệnh nhân tại Berlin nhiễm HIV từ năm 2008, đã được chữa khỏi sau khi nhận được tế bào gốc từ người hiến tặng sở hữu đột biến tự nhiên với khả năng đề kháng virus HIV. Loại đột biến này được gọi là CCR5Δ32, bản chất chính là thiếu 32 cặp nucleotide trên nhiễm sắc thể quy định thụ thể chemokine C-C type 5. Người có đột biến CCR5Δ32 sở hữu khả năng tự sản sinh 1 loại thụ thể quan trọng trong hoạt động của virus HIV mang tên CCR5.

Mặc dù virus HIV chủ yếu sử dụng một loại thụ thể mang tên CD4 trong các tế bào bạch cầu để tấn công vào tế bào mục tiêu, nhưng quá trình này đòi hỏi sự góp mặt của một thụ thể khác mang tên CCR5. Và đột biến CCR5Δ32 đã tạo nên một dạng bất thường của thụ thể CCR5 khiến cho HIV không thể tấn công vào tế bào mục tiêu được. Do đó, HIV cũng không thể nào thay đổi và lưu trữ các thông tin di truyền vào bộ gen người mắc. Tuy nhiên, chỉ những cá nhân nào sở hữu bộ nhiễm sắc thể đột biến nói trên mới có thể miễn dịch với HIV.

Ở trường hợp của bệnh nhân Brown, bằng việc cấy ghép tế bào gốc đột biến CCR5Δ32, các bác sĩ đã chữa thành công HIV cho bệnh nhân này. Dù vây, phương pháp điều trị ấn tượng này chỉ là 1 trong số nhiều lựa chọn đầy rủi ro và có chi phí rất lớn. Các bác sĩ gọi đây như ánh sáng ở cuối đường hầm.

Lấy cảm hứng từ trường hợp ấn tượng trên, nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi bác sĩ Yuet Kan đến từ Đại học California đã đề xuất ý tưởng gây đột biến CCR5Δ32 bằng phương pháp nhân tạo mà không cần phải trực tiếp lấy tế bào gốc từ người hiến tặng có đột biến bẩm sinh.

Để thực hiện điều đó, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang chỉnh sửa 1 hệ thống gen mang tên CRISPR-Cas9 dựa trên hệ thống miễn dịch được sử dụng bởi nhiều loại vi khuẩn khác nhau và tựu chung đều có khả năng kháng virus. Thông tin di truyền sau khi chỉnh sửa sẽ được cắt ra và ghép vào bộ gen tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC) nhằm sao chép chính xác đột biến CCR5Δ32 trong tự nhiên.

Tiếp theo, các tế bào gốc vạn năng cảm ứng đột biến được biệt hóa thành 2 dạng tế bào miễn dịch khác nhau, và theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, các tế bào này hoàn toàn có khả năng miễn dịch trước virus HIV trong phòng thí nghiệm.

Nếu kỹ thuật trên tiếp tục được đưa vào thử nghiệm trên lâm sàng, tế bào của bệnh nhân sẽ được sử dụng như nguồn iPSC nhằm hình thành nên một loại thuốc tự nhiên chữa HIV và “loại thuốc” này sẽ mang đặc trưng của từng người bệnh khác nhau. Trả lời phỏng vấn tở NewScientist, bác sĩ Kan cho biết ông không có ý định biêt hóa các iPSC đã đột biến thành tế bào bạch sẽ bị nhiễm HIV, mang tên CD4+ T. Thay vào đó, ông sẽ biệt hóa chúng thành dạng tế bào chuyển tiếp có khả năng tự biệt hóa tiếp thành bất kỳ loại tế bào máu nào.

Nếu những tế bào đột biến có thể được cấy ghép một cách an toàn vào cơ thể bệnh nhân HIV bằng cách tương tự như trường hợp của Brown, về mặt lý thuyết, đây chính là phương pháp chữa trị triệt để HIV. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc cấy ghép sẽ diễn ra một cách dễ dàng và đơn giản. Các bác sĩ cần phải thực hiện rất nhiều thử nghiệm tiền lâm sàng trước khi chính thức áp dụng trên cơ thể người bệnh.

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một chặng đường nghiên cứu dài để cho ra đời phương pháp tiếp cận nói trên. Dù vậy, rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm kiểm chứng cần phải được nhóm tiếp tục thực hiện một cách nghiêm ngặt để có thể đi tới kết luận cuối cùng. Nhưng rõ ràng, đây là một phương pháp đầy hứa hẹn và có triển vọng sẽ mang lại cách điều trị HIV trong tương lai. Một điều chắc chắn rằng với trình độ phát triển của y học hiện nay, việc phát triển thành công phương pháp điều trị HIV chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

[Infographic] Năm mươi sự thật về đôi mắt

header. ​

Không chỉ với con người mà đối với bất kì sinh vật nào, đôi mắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Đôi mắt giúp con người cảm nhận về thế giới quan một cách rõ ràng, sinh động, giúp quá trình lao động, vui chơi, giải trí của con người diễn ra một cách thuận tiện và thú vị hơn. Đối với sinh vật, đôi mắt giúp chúng di chuyển, kiếm mồi, phòng vệ,…

Cấu tạo và hoạt động của đôi mắt do đó cũng khác với những bộ phận khác trên cơ thể. Mắt luôn được kích hoạt 24/7 và sử dụng hết 65% năng lượng của não bộ. Nhiều những sự thật thú vị khác về đôi mắt được bật mí trong Infographic dưới đây.

50 su that thu vi ve doi mat.

Nguồn: Pinterest